Đối tượng dễ mắc đột quỵ: Bạn có đang thuộc nhóm nguy cơ cao?
1. Nhóm người cao huyết áp
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương mạch máu. Khi huyết áp tăng cao, áp lực đè lên thành mạch máu cũng tăng, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa tích tụ theo thời gian sẽ góp phần hình thành huyết khối (cục máu đông). Nếu cục huyết khối này di chuyển đến não, nó có thể gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ nhồi máu não.
Trong trường hợp huyết áp tăng vượt mức, thành mạch có thể bị vỡ, gây ra đột quỵ xuất huyết não. Thống kê cho thấy khoảng 90% các ca đột quỵ xuất huyết não có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Nếu bạn đang mắc cao huyết áp, hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ để kiểm soát huyết áp tránh biến chứng nguy hiểm.
Người bị cao huyết áp dễ bị đột quỵ
2. Người có bệnh lý tim mạch
Những người gặp phải các vấn đề liên quan đến tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, rung nhĩ... là nhóm đối tượng tiếp theo dễ có nguy cơ cao mắc đột quỵ. Khi tim hoạt động không ổn định và co bóp bất thường trong thời gian dài, cục máu đông có khả năng hình thành bên trong buồng tim.
Khi các cục máu đông này thoát ra ngoài buồng tim, chúng có thể di chuyển qua hệ tuần hoàn và đến các cơ quan khác, trong đó có não. Nếu cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não, tình trạng đột quỵ nhồi máu não sẽ xảy ra.
Người mắc bệnh tim mạch nguy cơ đột quỵ cao
3. Người mắc bệnh tiểu đường
Bạn có biết, người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2-4 lần so với người bình thường không? Tiểu đường là căn bệnh mạn tính không lây nhiễm, thường phát triển âm thầm và có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan như tim, não, mắt và thận.
Ở những người bị tiểu đường, mức đường huyết thường xuyên cao sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu so với người khỏe mạnh. Hiện tượng này gây hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa, gây hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến não, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Không chỉ vậy, các mảng xơ vữa này khi xuất hiện ở tim còn có thể gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng là duy trì mức đường huyết ổn định thông qua chế độ ăn uống và điều trị hợp lý.
Tiểu đường làm tăng biến chứng đột quỵ và nhiều bệnh lý khác
4. Người bị rối loạn mỡ máu
Mỡ máu cao có thể gây tổn thương lớp nội mạc của mạch máu, khiến các mảng xơ cứng dễ bám vào thành mạch. Hiện tượng này cản trở sự lưu thông máu, làm giảm lượng máu cung cấp cho não. Theo thời gian, mạch máu có thể bị hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ đột quỵ nhồi máu não.
Mỡ máu là một thành phần thiết yếu của cơ thể, vì vậy không thể loại bỏ hoàn toàn, mà chỉ có thể kiểm soát ở mức độ an toàn. Kiểm soát tốt mỡ máu không chỉ giúp giảm nguy cơ đột quỵ mà còn hạn chế các bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch.
Rối loạn mỡ máu gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ
5. Người thường xuyên uống rượu bia
Việc lạm dụng rượu bia không chỉ gây hại cho gan, thần kinh và tim mạch mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. Người uống nhiều rượu bia thường có tim giãn nở bất thường (bệnh cơ tim giãn nở), làm suy giảm chức năng bơm máu. Tình trạng này khiến cơ thể dễ hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ. Hãy nói không với rượu bia để bảo vệ sức khỏe của bạn!
6. Người hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ đột quỵ và xơ vữa động mạch. Chất độc trong thuốc lá gây viêm mạch máu, đẩy nhanh quá trình hình thành mảng xơ vữa, khiến lòng mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3 lần so với người không hút. Ngoài ra, thuốc lá còn làm tăng khả năng bị nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu chi dưới, thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt chi nếu không xử lý kịp thời. Hãy từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay để sống khỏe mạnh hơn!
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn làm tăng biến chứng đột quỵ bất ngờ
7. Người thường xuyên stress, căng thẳng
Căng thẳng kéo dài do áp lực công việc hoặc lối sống thiếu lành mạnh như thức khuya, ăn uống không điều độ… có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và đường huyết. Nếu không được kiểm soát, những yếu tố này làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở người trẻ.
Hãy dành thời gian để thư giãn, cân bằng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.
8. Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ
Nếu trong gia đình có người thân như ông bà hoặc cha mẹ từng bị đột quỵ, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc thói quen sống tương đồng.
Để giảm nguy cơ, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
9. Người từng bị đột quỵ
Nhiều người nghĩ rằng nếu đã từng bị đột quỵ thì sẽ không tái phát, nhưng thực tế, nguy cơ đột quỵ tái phát trong vòng 5 năm lên đến 40%. Người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ tái phát cao gấp 7 lần so với người bình thường.
Việc tuân thủ điều trị, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp những đối tượng dễ mắc đột quỵ. Ngoài các yếu tố trên, tuổi tác cao, thừa cân cũng góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Đừng chủ quan, hãy quan tâm đến sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao nhé.
-
Bị xuất huyết não nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi sau xuất huyết... -
Thuốc trị thiếu máu não: Dùng sao cho đúng? Những lưu ý của chuyên gia
Thiếu máu não nên uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi căn... -
Thuốc chống đột quỵ là gì? Chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng chuẩn ít người biết
Đột quỵ xảy ra khi các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến... -
Huyết áp thấp gây đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có huyết áp cao mới dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng trên... -
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ: Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần. Vì sao hút thuốc lá... -
Đột quỵ liệt nửa người có phục hồi được không?
Liệt nửa người là di chứng nặng nề của đột quỵ. Nhiều người băn khoăn đột quỵ liệt nửa người... -
Tầm soát đột quỵ và những điều lưu ý quan trọng ai cũng cần phải biết
Đột quỵ hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác. Việc... -
Khi nào nên phẫu thuật xuất huyết não? Lưu ý quan trọng từ bác sĩ chuyên khoa
Xuất huyết não có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi nào nên phẫu thuật... -
Top 14 thực phẩm tăng cường lưu thông máu cho hệ tuần hoàn khỏe mạnh
Lưu thông máu kém có thể phát sinh do nhiều yếu tố như bệnh động mạch ngoại biên, tiểu đường,... -
9 bài thuốc ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ tăng cường lưu thông máu
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng