Đột quỵ khi ngủ: Nguyên nhân và những biện pháp đơn giản để phòng tránh
Đột quỵ khi ngủ là gì?
Đột quỵ khi ngủ là hiện tượng xảy ra trong thời gian người bệnh đang ngủ. Trong trường hợp này, người bệnh thường đi ngủ với trạng thái hoàn toàn bình thường nhưng khi tỉnh dậy, họ có thể xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ. Tình trạng này còn được gọi là “đột quỵ đánh thức”. Theo thống kê, khoảng 8 – 28% các ca đột quỵ được ghi nhận xảy ra trong lúc ngủ.
Một thách thức lớn trong việc cấp cứu đột quỵ khi ngủ là khó xác định chính xác thời điểm cơn đột quỵ xảy ra. Điều này khiến người bệnh và người thân dễ bỏ lỡ “thời gian vàng” để can thiệp y tế, làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Hầu hết người bị đột quỵ khi ngủ phải đối mặt với các di chứng nặng nề ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống, tâm lý và công việc.
Đột quỵ khi ngủ rất khó phát hiện sớm, tăng biến chứng nguy hiểm
Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ
Các triệu chứng đột quỵ khi ngủ cũng tương tự như đột quỵ xảy ra vào ban ngày. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là các dấu hiệu này thường không được chú ý cho đến khi người bệnh thức giấc. Người bị đột quỵ trong lúc ngủ có thể tỉnh dậy với thị lực suy giảm, khó khăn khi ngồi dậy, hoặc gặp trở ngại trong các thao tác sinh hoạt đơn giản.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ khi ngủ là cực kỳ quan trọng, giúp tận dụng “thời gian vàng” để cấp cứu và hạn chế biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số triệu chứng cảnh báo đột quỵ:
- Chóng mặt, hoa mắt: Hiện tượng chóng mặt hoặc hoa mắt đột ngột có thể cảnh báo sự suy giảm lưu lượng máu lên não. Người bệnh có thể cảm thấy xây xẩm, choáng váng, đặc biệt khi thay đổi tư thế như đứng lên hoặc ngồi xuống. Trong một số trường hợp, triệu chứng này còn gây té ngã, dẫn đến tổn thương về thể chất và tinh thần.
- Rối loạn giấc ngủ: Cơn đau đầu kéo dài, cảm giác mệt mỏi, buồn nôn,... có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn. Tình trạng mất ngủ lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tập trung mà còn là dấu hiệu tiềm ẩn của đột quỵ khi ngủ.
- Buồn nôn, đau đầu dữ dội: Ban đêm, lưu thông máu giảm và độ nhớt máu tăng, dễ dẫn đến hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc thiếu máu não. Người bệnh có thể gặp phải cơn đau đầu nghiêm trọng, dai dẳng.
- Tê cứng cơ thể, mệt mỏi: Triệu chứng tê tay chân trong lúc ngủ, đặc biệt khi chỉ xảy ra ở một bên cơ thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Người bệnh cũng có thể gặp khó khăn khi cầm, nắm đồ vật.
- Chảy nước dãi một bên: Tình trạng thiếu oxy và thiếu máu ảnh hưởng đến vùng vỏ não, gây rối loạn chức năng dưới lưỡi. Người bệnh có thể bị chảy nước dãi một bên, mắt xếch, hoặc miệng nhếch. Ngoài ra, hiện tượng ngáp ngủ liên tục cũng có thể là dấu hiệu thiếu oxy hoặc xơ cứng động mạch nghiêm trọng.
- Các triệu chứng khác: Hãy cảnh giác với các biểu hiện như khó phát âm, nói ngọng bất thường, mắt mờ, hoặc thị lực suy giảm đột ngột.
Một số triệu chứng nhận biết đột quỵ
Khi nhận thấy bản thân hoặc người khác có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ trong lúc ngủ, việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng gọi cấp cứu để được can thiệp kịp thời. Nếu người bệnh được phát hiện trong khoảng thời gian từ 3–4,5 giờ sau khi khởi phát, có thể mở rộng đến 6 giờ, phương pháp tiêu sợi huyết qua tĩnh mạch (rTPA) sẽ được sử dụng để tái thông dòng máu lên não. Đây là kỹ thuật cấp cứu mang lại hiệu quả cao, giúp giảm thiểu tổn thương não bộ.
Khi thời gian phát hiện vượt quá 6 giờ và trong một số trường hợp có thể kéo dài đến 24 giờ, các phương pháp can thiệp khác sẽ được áp dụng, bao gồm: Can thiệp nội mạch lấy huyết khối, đặt stent tái thông mạch máu, tiêu sợi huyết tại chỗ, phẫu thuật loại bỏ huyết khối hoặc xử lý các tổn thương liên quan,….
Biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi ngủ
Bên cạnh việc nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ trong lúc ngủ, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng nguy hiểm này:
1. Xây dựng lối sống lành mạnh
Một lối sống khoa học không chỉ nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh lý nguy hiểm, bao gồm đột quỵ lúc ngủ. Bạn nên:
- Ngủ đủ giấc và duy trì chất lượng giấc ngủ, tránh thói quen thức khuya kéo dài.
- Tránh căng thẳng bằng cách dành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
- Hạn chế tắm gội nước lạnh hoặc tắm lâu trong thời tiết lạnh trước giờ ngủ.
- Tập thể dục hàng ngày với cường độ vừa phải để duy trì tuần hoàn máu tốt.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh để tránh tình trạng huyết áp tăng đột ngột.
- Giảm thiểu việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
Tập thể dục mỗi ngày tăng cường lưu thông máu phòng ngừa đột quỵ
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nền liên quan đến đột quỵ như tăng huyết áp, tim mạch hoặc tiểu đường. Cần chú ý:
- Ăn đủ bữa, không bỏ bữa hoặc ăn khuya.
- Hạn chế các món ngọt, mặn, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, và món chứa nhiều dầu mỡ.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày.
- Tránh sử dụng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích.
Tuân thủ tháp dinh dưỡng ngăn ngừa đột quỵ
3. Điều trị và kiểm soát bệnh lý liên quan
Những bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc rối loạn thần kinh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ. Do đó:
- Người mắc các bệnh này cần điều trị tích cực, tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Tạm kết
Đột quỵ khi ngủ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để ngăn chặn đột quỵ nhé.
-
Bị xuất huyết não nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi sau xuất huyết... -
Xuất huyết dưới nhện: Nguy cơ đột quỵ tử vong không báo trước
Xuất huyết dưới nhện thường do vỡ phình động mạch hoặc chấn thương sọ não, có thể dẫn đến đột... -
Thuốc trị thiếu máu não: Dùng sao cho đúng? Những lưu ý của chuyên gia
Thiếu máu não nên uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi căn... -
Thuốc chống đột quỵ là gì? Chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng chuẩn ít người biết
Đột quỵ xảy ra khi các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến... -
Huyết áp thấp gây đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có huyết áp cao mới dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng trên... -
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ: Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần. Vì sao hút thuốc lá... -
Đột quỵ liệt nửa người có phục hồi được không?
Liệt nửa người là di chứng nặng nề của đột quỵ. Nhiều người băn khoăn đột quỵ liệt nửa người... -
Tầm soát đột quỵ và những điều lưu ý quan trọng ai cũng cần phải biết
Đột quỵ hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác. Việc... -
Khi nào nên phẫu thuật xuất huyết não? Lưu ý quan trọng từ bác sĩ chuyên khoa
Xuất huyết não có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi nào nên phẫu thuật... -
Top 14 thực phẩm tăng cường lưu thông máu cho hệ tuần hoàn khỏe mạnh
Lưu thông máu kém có thể phát sinh do nhiều yếu tố như bệnh động mạch ngoại biên, tiểu đường,...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng