Hướng dẫn cách kiểm soát huyết áp phòng ngừa đột quỵ
Tại sao huyết áp cao lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Khi huyết áp tăng, lực đẩy máu vào thành động mạch luôn ở mức cao, điều này tạo thêm áp lực lên tim và làm tổn hại các động mạch theo thời gian. Tình trạng này có thể dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu, gây ra hiện tượng hẹp và tắc nghẽn các mạch máu, làm giảm lưu thông máu đến não.
Người có huyết áp cao có thể mắc đột quỵ nhồi máu não (do tắc nghẽn mạch máu não) hoặc đột quỵ xuất huyết não (do vỡ mạch máu trong não).
Theo các nghiên cứu, mỗi năm có khoảng 4,9 triệu ca tử vong trên toàn cầu liên quan đến tăng huyết áp gây thiếu máu cục bộ, 2 triệu ca tử vong do đột quỵ xuất huyết não và 1,5 triệu ca tử vong do đột quỵ thiếu máu não.
Tăng huyết áp - Sát thủ thầm lặng gây đột quỵ
Nhóm đối tượng tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao
Những người dưới đây nếu bị tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn bình thường từ 4-6 lần: người trên 55 tuổi và có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh lý van tim, loạn nhịp tim (như rung nhĩ), hút thuốc, thừa cân – béo phì, ít vận động hoặc thường xuyên căng thẳng.
Để phòng ngừa đột quỵ, đặc biệt đối với các nhóm trên, việc kiểm soát huyết áp và duy trì chỉ số huyết áp ổn định là cực kỳ quan trọng. Việc tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ thông qua kiểm tra huyết áp định kỳ sẽ giúp phát hiện và theo dõi tình trạng tăng huyết áp, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Kiểm soát huyết áp để ngăn ngừa đột quỵ
1. Hiểu rõ chỉ số huyết áp để phòng chống đột quỵ
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, huyết áp bình thường là khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 120-129 mmHg và huyết áp tâm trương từ 80-84 mmHg. Huyết áp được coi là lý tưởng khi tâm thu dưới 120 mmHg và tâm trương dưới 80 mmHg.
Các mức huyết áp khác như sau:
- Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85-89 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100-109 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu >= 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 110 mmHg.
Huyết áp cao, đặc biệt khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch hoặc rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, béo phì, bệnh thận), sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì vậy, kiểm soát huyết áp là bước quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ, đặc biệt đối với những người có tiền sử tăng huyết áp.
Bảng theo dõi huyết áp theo độ tuổi
2. Điều trị tăng huyết áp để ngăn ngừa đột quỵ
Để phòng ngừa đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, người bị huyết áp cao cần thực hiện điều trị và dự phòng một cách hiệu quả. Nguyên tắc điều trị đối với bệnh nhân cao huyết áp bao gồm việc theo dõi đều đặn, điều trị đầy đủ và lâu dài.
Mục tiêu huyết áp khi điều trị là duy trì dưới 140/90 mmHg, và có thể thấp hơn nếu người bệnh có khả năng chịu đựng. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao hoặc rất cao, huyết áp mục tiêu cần đạt dưới 130/80 mmHg.
Sau khi đạt được mục tiêu huyết áp, việc duy trì điều trị lâu dài và theo dõi định kỳ là rất quan trọng để điều chỉnh liệu pháp khi cần thiết. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, không được bỏ dở giữa chừng và tránh hạ huyết áp quá nhanh, trừ trường hợp cấp cứu, để ngăn ngừa biến chứng thiếu máu tại các cơ quan quan trọng.
Điều trị cao huyết áp cần đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
3. Kết hợp điều trị thuốc và thay đổi lối sống
- Sử dụng thuốc: Việc điều trị huyết áp cao phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong giai đoạn tiền tăng huyết áp, bác sĩ có thể không yêu cầu sử dụng thuốc mà chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, khi huyết áp đạt mức độ 2 trở lên, việc chọn lựa thuốc khởi đầu và các loại thuốc kết hợp là rất quan trọng. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý thay đổi hoặc ngừng thuốc.
- Thay đổi lối sống: Để ngăn ngừa huyết áp tăng cao hơn và giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc, bạn nên áp dụng một số biện pháp thay đổi lối sống tích cực sau đây:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Giảm lượng muối (dưới 6 gam, tương đương 1 thìa cà phê mỗi ngày), tăng cường rau xanh và trái cây tươi, hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol và axit béo no.
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân để duy trì cân nặng hợp lý (BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2).
- Chỉ số vòng bụng: Nam giới nên duy trì dưới 90cm, nữ dưới 80cm.
- Giới hạn rượu bia.
- Bỏ thuốc lá và tránh sử dụng các loại thuốc lá khác.
- Vận động thể lực đều đặn, bao gồm các bài tập thể dục phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, hay các bài tập nhẹ nhàng khác.
- Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng và lo âu.
- Tránh bị lạnh đột ngột và hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, đặc biệt dưới ánh nắng mặt trời.
Một số cách phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột
Tạm kết
Huyết áp cao có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận. Mong rằng bài viết đã giúp bạn biết cách kiểm soát huyết áp cao phòng ngừa đột quỵ và các bệnh lý nguy hiểm khác.
-
Bị xuất huyết não nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi sau xuất huyết... -
Thuốc trị thiếu máu não: Dùng sao cho đúng? Những lưu ý của chuyên gia
Thiếu máu não nên uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi căn... -
Thuốc chống đột quỵ là gì? Chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng chuẩn ít người biết
Đột quỵ xảy ra khi các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến... -
Huyết áp thấp gây đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có huyết áp cao mới dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng trên... -
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ: Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần. Vì sao hút thuốc lá... -
Đột quỵ liệt nửa người có phục hồi được không?
Liệt nửa người là di chứng nặng nề của đột quỵ. Nhiều người băn khoăn đột quỵ liệt nửa người... -
Tầm soát đột quỵ và những điều lưu ý quan trọng ai cũng cần phải biết
Đột quỵ hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác. Việc... -
Khi nào nên phẫu thuật xuất huyết não? Lưu ý quan trọng từ bác sĩ chuyên khoa
Xuất huyết não có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi nào nên phẫu thuật... -
Top 14 thực phẩm tăng cường lưu thông máu cho hệ tuần hoàn khỏe mạnh
Lưu thông máu kém có thể phát sinh do nhiều yếu tố như bệnh động mạch ngoại biên, tiểu đường,... -
9 bài thuốc ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ tăng cường lưu thông máu
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng