Thiếu máu não ở người già: Nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ
Thiếu máu não ở người già là gì?
Thiếu máu não ở người lớn tuổi xảy ra khi lưu lượng máu lên não giảm, không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ quan này. Ở người bình thường, lưu lượng máu lên não dao động từ 50 – 60 ml/100 gam mô não mỗi phút. Với khối lượng trung bình của não trưởng thành khoảng 1,4 kg, tương đương 2% trọng lượng cơ thể, lượng máu cần thiết để duy trì chức năng bình thường rơi vào khoảng 750 – 900 ml/phút.
Tình trạng thiếu máu não ở người cao tuổi có thể chia thành hai dạng chính:
- Thiếu máu não toàn bộ:
Hạ huyết áp là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu não toàn bộ. Ngoài ra, các rối loạn về chức năng và cấu trúc tim, đặc biệt là rối loạn nhịp tim, cũng có thể dẫn đến thiếu máu não toàn bộ. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho não và hệ thần kinh.
- Thiếu máu não cục bộ:
Tình trạng này xảy ra khi dòng máu lên não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc do hẹp lòng mạch. Điều này khiến não không nhận đủ máu, gây nguy cơ cao tổn thương hoặc chết tế bào thần kinh. Thiếu máu não cục bộ kéo dài có thể dẫn đến đột quỵ nhồi máu não, gây hậu quả nghiêm trọng.
Thiếu máu não gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe
Nhận biết triệu chứng thiếu máu não ở người già
Thiếu máu não ở người già có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó triệu chứng phổ biến nhất là đau đầu, chiếm tới 90% trường hợp. Mức độ đau đầu có sự khác biệt ở từng người, phụ thuộc vào cường độ và thời gian của các cơn thiếu máu não.
Ở giai đoạn đầu, cơn đau đầu thường nhẹ và thoáng qua, thường xuất hiện tại một vùng cố định, dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường. Khi bệnh tiến triển, cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn, lan rộng khắp đầu, đặc biệt rõ rệt khi căng thẳng hoặc gặp stress. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Đây là các biểu hiện khá phổ biến, kèm theo nguy cơ mất thăng bằng hoặc dễ té ngã.
- Mất ngủ: Tình trạng thiếu máu não có thể làm nghiêm trọng hơn vấn đề khó ngủ và mất ngủ ở người cao tuổi. Mất ngủ kéo dài không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm suy giảm trí nhớ và thính lực.
- Sa sút trí tuệ: Ngoài tác động của lão hóa, thiếu máu não cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.
- Tê bì, nhức mỏi chân tay: Giảm lưu thông máu có thể ảnh hưởng đến các chi, gây cảm giác tê bì, nhức mỏi hoặc cảm giác như kiến bò ở tay và chân.
Bên cạnh đó, thiếu máu não ở người già còn có thể dẫn đến một số triệu chứng khác như đau hoặc lạnh dọc cột sống, đau cổ vai gáy, tim đập nhanh hoặc đau ngực.
Một số triệu chứng phổ biến của thiếu máu não
Nguyên nhân gây thiếu máu não ở người già
Thiếu máu não ở người cao tuổi có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Do cơ thể lão hóa tự nhiên: Khi tim suy giảm chức năng bơm máu theo thời gian, lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến nguy cơ thiếu máu não.
- Xơ vữa động mạch: Sự hình thành các mảng xơ vữa, đặc biệt ở động mạch cảnh, làm dày thành mạch, thu hẹp lòng mạch, cản trở máu lưu thông đến não.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Đây là nguyên nhân gây chèn ép mạch máu, làm gián đoạn dòng máu lưu thông về não.
- Bệnh mạn tính: Các bệnh lý như tăng huyết áp, hạ huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu… thường gặp ở người già cũng là yếu tố dẫn đến thiếu máu não.
- Lối sống và chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, kèm theo các thói quen xấu như thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá… làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu não
Thiếu máu não ở người già có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của thiếu máu não phụ thuộc vào thời gian, phạm vi và mức độ tổn thương tại vùng não bị ảnh hưởng. Theo thống kê của WHO, đột quỵ thiếu máu não đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong, chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch.
Não bộ tiêu thụ năng lượng lớn và rất nhạy cảm với tình trạng thiếu máu. Nếu thiếu máu kéo dài chỉ trong 10 giây, các mô não bắt đầu rối loạn, mất kiểm soát. Khi kéo dài vài phút, tế bào thần kinh có thể chết không hồi phục.
Những biến chứng nguy hiểm khi thiếu máu não kéo dài:
- Đột quỵ: Sự tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông hoặc xuất huyết não có thể dẫn đến đột quỵ nhồi máu. Biểu hiện bao gồm liệt nửa người, khó nói, chóng mặt, đau đầu dữ dội… Nếu không cấp cứu kịp thời, hậu quả có thể là tàn phế hoặc tử vong.
- Thiếu oxy não: Não thiếu máu đồng nghĩa với thiếu oxy và dưỡng chất. Tình trạng này gây rối loạn chức năng tế bào não, dẫn đến hôn mê và có nguy cơ tử vong.
- Bệnh lý liên quan: Tổn thương não kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác như động kinh, parkinson, hoặc sa sút trí tuệ.
Thiếu máu não có thể dẫn đến đột quỵ với các triệu chứng tê liệt một bên cơ thể, rối loạn thị giác, choáng ngã,...
Biện pháp phòng ngừa thiếu máu não cho người cao tuổi
Người cao tuổi có thể giảm nguy cơ thiếu máu não bằng cách áp dụng các phương pháp sau:
1. Chế độ dinh dưỡng cân đối
Người già nên duy trì thực đơn ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây và các loại cá béo giàu omega-3. Ngoài ra cũng nên hạn chế tiêu thụ mỡ động vật, tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
2. Duy trì thói quen vận động
Người cao tuổi nên thực hiện các bài tập thể dục vừa sức giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ thiếu máu não và đột quỵ. Tập luyện đều đặn còn hỗ trợ làm chậm quá trình sa sút trí tuệ, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và béo phì.
3. Kiểm soát căng thẳng
Người cao tuổi nên duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc đọc sách. Hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và áp lực để cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao sức khỏe toàn diện.
4. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Những người có bệnh lý nền hoặc bệnh mạn tính cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để bác sĩ kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ. Khám định kỳ giúp ngăn ngừa và xử lý sớm các tình trạng có thể dẫn đến thiếu máu não.
Tạm kết
Thiếu máu não ở người già có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Khi xuất hiện các dấu hiệu như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt nghi ngờ bị thiếu máu não, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, tầm soát và điều trị phù hợp.
-
Bị xuất huyết não nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi sau xuất huyết... -
Thuốc trị thiếu máu não: Dùng sao cho đúng? Những lưu ý của chuyên gia
Thiếu máu não nên uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi căn... -
Thuốc chống đột quỵ là gì? Chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng chuẩn ít người biết
Đột quỵ xảy ra khi các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến... -
Huyết áp thấp gây đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có huyết áp cao mới dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng trên... -
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ: Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần. Vì sao hút thuốc lá... -
Đột quỵ liệt nửa người có phục hồi được không?
Liệt nửa người là di chứng nặng nề của đột quỵ. Nhiều người băn khoăn đột quỵ liệt nửa người... -
Tầm soát đột quỵ và những điều lưu ý quan trọng ai cũng cần phải biết
Đột quỵ hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác. Việc... -
Khi nào nên phẫu thuật xuất huyết não? Lưu ý quan trọng từ bác sĩ chuyên khoa
Xuất huyết não có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi nào nên phẫu thuật... -
Top 14 thực phẩm tăng cường lưu thông máu cho hệ tuần hoàn khỏe mạnh
Lưu thông máu kém có thể phát sinh do nhiều yếu tố như bệnh động mạch ngoại biên, tiểu đường,... -
9 bài thuốc ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ tăng cường lưu thông máu
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng