Thức khuya gây đột quỵ: Dừng ngay thói quen tai hại này để bảo vệ sức khỏe
Đột quỵ là gì? Những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn do tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc vỡ phình động mạch. Tình trạng này dẫn đến thiếu oxy, gây tổn thương hoặc làm chết các tế bào não. Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với liệt nửa người, tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.
Vì sao thức khuya có thể gây đột quỵ?
Thói quen thức khuya do áp lực công việc, giải trí hoặc mất ngủ kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Ban đêm là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, khi thức khuya, các cơ quan nội tạng phải làm việc liên tục, dẫn đến quá tải. Nếu kết hợp vận động đột ngột, lưu lượng máu tăng mạnh có thể gây vỡ thành mạch, dẫn đến đột quỵ. Thức khuya kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, béo phì và tiểu đường – những bệnh lý nền làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Thức khuya làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhiều bệnh lý khác
Thói quen thức khuya cũng mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như:
- Suy giảm thị lực: Hoạt động liên tục của mắt trong điều kiện ánh sáng yếu vào ban đêm gây khô mắt, mỏi mắt và suy giảm khả năng điều tiết, dẫn đến giảm thị lực.
- Suy giảm thính lực: Cảm giác ù tai hoặc đau tai xuất hiện khi lượng máu cung cấp đến tai không đủ, do cơ thể phải hoạt động quá sức trong thời gian dài.
- Giảm trí nhớ: Người thức khuya thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ do cơ thể thiếu thời gian nghỉ ngơi. Điều này làm tăng sự gãy liên kết giữa các tế bào thần kinh, cản trở khả năng lưu trữ thông tin và khiến trí nhớ bị gián đoạn.
- Béo phì và tích nước: Thức khuya gây rối loạn hormone, dẫn đến stress, thèm ăn, đặc biệt vào ban đêm. Điều này làm tăng gánh nặng cho gan và thận, gây hiện tượng giữ nước và giảm chức năng thải độc.
- Các vấn đề về da: Gan và thận không đủ khả năng đào thải độc tố hiệu quả khi cơ thể không được nghỉ ngơi. Hậu quả là các độc tố được bài tiết qua da, gây mụn, sạm da, và tàn nhang. Đồng thời, thiếu nước khiến da khô và xuất hiện nếp nhăn.
- Đau đầu: Việc thiếu ngủ làm cản trở quá trình tuần hoàn máu lên não, gây trì trệ và mệt mỏi. Tình trạng này dẫn đến đau đầu, căng thẳng, và chỉ cải thiện khi người bệnh có giấc ngủ đủ.
Dấu hiệu nhận biết nguy cơ đột quỵ do thức khuya
Các triệu chứng cảnh báo cơn đột quỵ thường khá rõ ràng và dễ nhận biết, bao gồm:
- Méo miệng: Thường xuất hiện rõ khi người bệnh nói chuyện hoặc cười.
- Yếu hoặc liệt nửa người: Đột ngột mất khả năng vận động ở một bên cơ thể hoặc toàn bộ nửa người, khiến người bệnh không thể đứng vững.
- Buồn nôn và chóng mặt: Đi kèm với đau đầu dữ dội, hoa mắt, ra mồ hôi nhiều.
- Khó khăn trong giao tiếp: Người bệnh nói lắp, khó phát âm, thậm chí không thể nói thành câu.
Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu này, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa. Việc tiêm thuốc tiêu sợi huyết trong 6 giờ đầu sẽ giúp giảm thiểu biến chứng và tăng khả năng hồi phục.
Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ
Phương pháp hạn chế thức khuya để phòng ngừa đột quỵ
Thức khuya thường được xem là giải pháp hiệu quả cho những ai cần sự yên tĩnh để làm việc. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại nghiêm trọng cho cơ thể. Dưới đây là một số cách giúp bạn thay đổi thói quen và giảm nguy cơ đột quỵ:
1. Tập trung làm việc vào ban ngày
Sử dụng thời gian ban ngày một cách hiệu quả để hoàn thành công việc. Tắt các yếu tố gây xao nhãng như thông báo từ điện thoại, mạng xã hội, hoặc phim ảnh. Điều này không chỉ tăng năng suất mà còn giúp bạn tránh việc phải làm đêm.
2. Áp dụng bí quyết quản lý thời gian
Hãy chia thời gian làm việc thành các chu kỳ ngắn, ví dụ: 50 phút làm việc tập trung và 10 phút nghỉ ngơi. Khoảng thời gian nghỉ ngắn này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề khác mà không ảnh hưởng đến sự tập trung.
3. Giảm thiểu chất kích thích
Nếu cần dùng cà phê, hãy uống một lượng nhỏ vào buổi sáng. Tránh sử dụng vào chiều tối để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Uống đủ nước trong ngày để tăng cường sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm gây mất ngủ như đồ ngọt, nước có ga, trà, trà sữa, và đồ ăn khó tiêu.
Không nên uống cafe vào buổi chiều và tối làm tăng nguy cơ mất ngủ
4. Giấc ngủ trưa ngắn
Một giấc ngủ trưa khoảng 20 phút sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi và giữ sự tỉnh táo vào buổi chiều. Tuy nhiên, không nên ngủ trưa quá lâu để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
5. Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ
Duy trì giờ đi ngủ cố định, chẳng hạn từ 22h đến 23h mỗi tối. Nếu công việc bận rộn, cũng không nên thức quá 12h đêm. Đi ngủ trước nửa đêm giúp cơ thể nghỉ ngơi và các cơ quan được phục hồi. Nếu cần thêm thời gian, hãy dậy sớm thay vì thức khuya.
6. Không ăn muộn vào buổi tối
Hoàn thành bữa ăn tối trước giờ đi ngủ từ 2 đến 4 tiếng để hệ tiêu hóa có thời gian xử lý thức ăn, tránh tình trạng đầy bụng hoặc khó tiêu.
7. Tập thể dục nhẹ nhàng
Thể dục buổi tối giúp thư giãn cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ, giúp giảm căng thẳng và giãn cơ sau một ngày làm việc.
Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
8. Giảm sử dụng thiết bị điện tử
Trước khi ngủ, hãy tắt tivi và để điện thoại cách xa giường. Tránh sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử ngay trước giờ ngủ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tạm kết
Thức khuya gây đột quỵ là nghiên cứu đã được khoa học chứng minh. Thức khuya là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Vì vậy, hãy thay đổi ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
-
Bị xuất huyết não nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi sau xuất huyết... -
Thuốc trị thiếu máu não: Dùng sao cho đúng? Những lưu ý của chuyên gia
Thiếu máu não nên uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi căn... -
Thuốc chống đột quỵ là gì? Chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng chuẩn ít người biết
Đột quỵ xảy ra khi các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến... -
Huyết áp thấp gây đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có huyết áp cao mới dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng trên... -
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ: Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần. Vì sao hút thuốc lá... -
Đột quỵ liệt nửa người có phục hồi được không?
Liệt nửa người là di chứng nặng nề của đột quỵ. Nhiều người băn khoăn đột quỵ liệt nửa người... -
Tầm soát đột quỵ và những điều lưu ý quan trọng ai cũng cần phải biết
Đột quỵ hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác. Việc... -
Khi nào nên phẫu thuật xuất huyết não? Lưu ý quan trọng từ bác sĩ chuyên khoa
Xuất huyết não có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi nào nên phẫu thuật... -
Top 14 thực phẩm tăng cường lưu thông máu cho hệ tuần hoàn khỏe mạnh
Lưu thông máu kém có thể phát sinh do nhiều yếu tố như bệnh động mạch ngoại biên, tiểu đường,... -
9 bài thuốc ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ tăng cường lưu thông máu
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng