9 bài thuốc ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ tăng cường lưu thông máu
Công dụng của ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ
Bệnh tai biến mạch máu não, trong Đông y thường gọi là “trúng phong” do đặc điểm khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh, phức tạp, khó đoán. Ngoài ra, Y học cổ truyền còn gọi tai biến mạch máu não là thiên khô, bạc quyết, bạo quyết, thốt trúng hay bán thân bất toại.
Đây là một bệnh lý cấp tính, phát sinh đột ngột và có mức độ nghiêm trọng cao. Người bệnh có thể bất ngờ rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh (đột quỵ), miệng méo, mắt lệch (khẩu nhãn oa tà), hoặc bị liệt nửa người (bán thân bất toại). Tứ chi mất khả năng vận động, khó phát âm, ngọng nghịu hoặc rối loạn ngôn ngữ. Bệnh thường xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên nhưng cũng có thể xảy ra ở những độ tuổi trẻ hơn và đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng.
Bệnh trúng phong được chia thành hai loại chính: Trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ. Để điều trị trúng phong trong giai đoạn này, y học cổ truyền thường áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng thuốc uống, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, luyện tập khí công dưỡng sinh... Trong đó, ngâm chân bằng nước ấm hoặc nước thuốc từ các dược liệu là một cách phổ biến.
Bàn chân chứa nhiều huyệt đạo hỗ trợ điều trị đột quỵ
Theo y học cổ truyền, bàn chân được xem như nơi tập trung nhiều vùng phản chiếu của các tạng phủ và huyệt vị quan trọng, trong đó có liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy bàn chân là nơi tập trung dày đặc các đầu mút thần kinh, với 62 khu vực phản xạ liên quan đến toàn cơ thể. Khi ngâm chân, nhiệt độ và các hoạt chất từ dược liệu sẽ tác động lên các vùng phản xạ và huyệt vị, giúp điều hòa chức năng của các tạng phủ thông qua phản xạ đến não bộ, không chỉ hỗ trợ phục hồi sau tai biến mà còn góp phần giữ gìn sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, bàn chân được ví như “quả tim thứ hai” của cơ thể.
9 bài thuốc ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ
1. Bài thuốc 1
Sử dụng nước tự nhiên hoặc nước khoáng, đun sôi và để nguội đến khoảng 38 - 43°C. Ngâm chân trong khoảng 30 phút, khi nước nguội thì hâm lại để duy trì độ ấm phù hợp. Nước ấm giúp kích thích các vùng phản xạ và huyệt đạo, hỗ trợ điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương và phục hồi chức năng của các tạng phủ, bao gồm cả não bộ và hệ thần kinh trung ương, mang lại hiệu quả trị liệu đáng kể.
Ngâm chân nước muối thường xuyên tốt cho kinh lạc
2. Bài thuốc 2
Thành phần gồm có các dược liệu như: Lộ lộ thông (30g), Quế chi (15g), Thiên niên kiện (25g), Ngưu tất (20g), Đương quy (15g), Hồng hoa (10g), Thân cốt đằng (25g), Thấu cốt thảo (15g), Uy linh tiên (20g), Mộc qua (15g), Ngũ gia bì (20g). Sắc các thành phần trên lấy nước để ngâm chân. Phương pháp này có tác dụng hoạt huyết, giảm ứ trệ, tăng cường sức mạnh gân cốt, thông kinh hoạt lạc, giúp giảm triệu chứng tê bì hiệu quả.
3. Bài thuốc 3
Bài thuốc sử dụng 60g gừng tươi kết hợp với 100g giấm ăn, sắc lấy nước để ngâm chân. Phương pháp này giúp phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ phục hồi chức năng của các tạng phủ và thúc đẩy sự cải thiện của các chi bị liệt.
Ngâm chân nước gừng tốt cho sức khỏe
4. Bài thuốc 4
Chuẩn bị: Hoàng kỳ (90g), Khương hoạt (40g), Uy linh tiên (90g), Nhũ hương (40g), Một dược (20g), Hổ phách (20g), Nhục quế (10g) và giấm ăn (100g). Sắc các nguyên liệu trên lấy nước ngâm chân. Trong bài thuốc, hoàng kỳ có tác dụng ích khí hoạt huyết và hạ huyết áp; khương hoạt giúp khu phong trừ thấp; uy linh tiên thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ ngũ tạng; nhũ hương và một dược hoạt huyết hóa ứ, giảm đau; hổ phách trấn kinh an thần, hoạt huyết hóa ứ; nhục quế ôn dương, giãn mạch máu, tăng tuần hoàn; giấm ăn bình can trấn phong. Phương pháp này rất hiệu quả trong trị liệu di chứng sau tai biến.
5. Bài thuốc 5
Kết hợp Xuyên sơn giáp (12g), Chế xuyên điểu (10g), Thông chấp (20ml), sắc lấy nước để ngâm chân. Xuyên sơn giáp giúp hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, kết hợp với xuyên điểu và thông chấp có tác dụng trừ phong, giảm đau và làm tan huyết ứ, rất hữu ích cho việc phục hồi sau tai biến.
6. Bài thuốc 6
Sử dụng Thư cân thảo (30g), Thấu cốt thảo (30g), Hồng hoa (30g), sắc lấy nước ngâm chân mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 15-20 phút. Phương pháp này giúp khứ phong lợi thấp, ôn kinh, hoạt huyết thông lạc, đặc biệt phù hợp với người có di chứng tay chân co quắp sau tai biến.
Ngâm chân thảo dược phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ
7. Bài thuốc 7
Chuẩn bị các loại: Mộc qua, Tang chi, Đương quy, Hoàng kỳ, Xích thược và Xuyên khung mỗi loại 50g, thêm Hồng hoa 15g, sắc lấy nước ngâm chân mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút. Bài thuốc này có công dụng ích khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ điều trị di chứng bán thân bất toại.
8. Bài thuốc 8
Sử dụng Hoàng kỳ (30-50g), Xích thược, Quy vĩ, Can địa long, Xuyên khung, Đào nhân, Cương tàm và Hồng hoa mỗi loại 9g, Đan sâm (15g), Ngô công (3 con), sắc lấy nước ngâm chân mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút. Phương pháp này giúp ích khí hoạt huyết, khứ ứ thông lạc, tức phong chỉ kính, rất phù hợp để điều trị các triệu chứng hậu tai biến.
9. Bài thuốc 9
Dùng 60g rễ Thương nhĩ tươi, nấu lấy nước ngâm chân mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút. Phương pháp này có tác dụng tiêu thũng trừ phù, đặc biệt hiệu quả cho những trường hợp phù nề tay chân sau tai biến, thường mang lại kết quả tích cực sau 7 ngày áp dụng.
Tạm kết
Ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ là phương pháp được Y học cổ truyền áp dụng từ lâu đời. Bạn hãy lưu lại ngay 9 bài thuốc ngâm chân trên để thực hiện hàng ngày, giúp tăng cường lưu thông máu, cho cơ thể khỏe mạnh nhé.
-
Bị xuất huyết não nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi sau xuất huyết... -
Thuốc trị thiếu máu não: Dùng sao cho đúng? Những lưu ý của chuyên gia
Thiếu máu não nên uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi căn... -
Thuốc chống đột quỵ là gì? Chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng chuẩn ít người biết
Đột quỵ xảy ra khi các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến... -
Huyết áp thấp gây đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có huyết áp cao mới dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng trên... -
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ: Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần. Vì sao hút thuốc lá... -
Đột quỵ liệt nửa người có phục hồi được không?
Liệt nửa người là di chứng nặng nề của đột quỵ. Nhiều người băn khoăn đột quỵ liệt nửa người... -
Tầm soát đột quỵ và những điều lưu ý quan trọng ai cũng cần phải biết
Đột quỵ hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác. Việc... -
Khi nào nên phẫu thuật xuất huyết não? Lưu ý quan trọng từ bác sĩ chuyên khoa
Xuất huyết não có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi nào nên phẫu thuật... -
Top 14 thực phẩm tăng cường lưu thông máu cho hệ tuần hoàn khỏe mạnh
Lưu thông máu kém có thể phát sinh do nhiều yếu tố như bệnh động mạch ngoại biên, tiểu đường,... -
9 bài thuốc ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ tăng cường lưu thông máu
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng