Đột quỵ nhồi máu não: Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa
Đột quỵ nhồi máu não là gì?
Đột quỵ nhồi máu não còn gọi là nhồi máu não xảy ra khi động mạch não bị thu hẹp, tắc nghẽn hoặc do huyết áp giảm đột ngột, dẫn đến tình trạng não không được cung cấp đủ máu. Hậu quả là một phần não bị suy giảm chức năng và rối loạn hoạt động. Nếu không được xử lý kịp thời, nhồi máu não có thể dẫn đến hoại tử não do thiếu oxy và glucose.
Thời gian cấp cứu càng kéo dài, nguy cơ hoại tử càng tăng. Các tế bào não bị hoại tử gần như không thể phục hồi, thậm chí tổn thương có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như tàn phế hoặc tử vong, tùy thuộc vào vị trí não bị tổn thương.
Nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não
Theo bác sĩ Tuấn, các nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não thường được chia thành hai nhóm chính:
- Nhồi máu não lỗ khuyết: Chiếm đa số trường hợp. Chiếm 35% trường hợp có nguồn gốc từ bệnh lý tim, 17% xuất phát từ xơ vữa các mạch máu lớn.
- Nhồi máu não lỗ khuyết: Thường là những tổn thương nhỏ, với kích thước ổ nhồi máu dưới 15 mm.
Hình ảnh đột quỵ nhồi máu não
Triệu chứng của đột quỵ nhồi máu não
Các triệu chứng của nhồi máu não rất đa dạng, phụ thuộc vào vùng mạch máu não bị tắc nghẽn. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu này là cực kỳ quan trọng để có thể cấp cứu kịp thời và đưa bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng điều trị đặc hiệu, như sử dụng thuốc tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến cần lưu ý:
- Liệt mặt:
+ Bệnh nhân thường bị liệt nửa dưới của một bên mặt, dẫn đến hiện tượng méo miệng và nhân trung lệch về một phía.
+ Khi ăn uống, thức ăn hoặc nước uống có thể rơi ra ngoài do miệng không khép kín.
+ Giọng nói có thể khó nghe do môi không mím chặt.
+ Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể liệt toàn bộ nửa mặt, bao gồm cả mắt không thể nhắm kín. Tuy nhiên, liệt hoàn toàn nửa mặt thường liên quan đến liệt Bell (viêm dây thần kinh số 7), không phải nhồi máu não.
- Yếu hoặc liệt một tay hoặc nửa người:
+ Bệnh nhân có thể chỉ bị yếu nhẹ, ví dụ như tay không thể giữ thẳng trong thời gian dài.
+ Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể liệt hoàn toàn, mất khả năng cử động ở tay, chân hoặc cả hai.
- Khó nói:
Biểu hiện có thể ở nhiều dạng:
+ Hiểu được chỉ dẫn nhưng không thể nói thành câu hoàn chỉnh (rối loạn ngôn ngữ diễn tả).
+ Không hiểu được chỉ dẫn (rối loạn ngôn ngữ cảm nhận).
+ Nói được nhưng giọng khó nghe, méo mó hoặc nói giọng mũi (rối loạn phát âm).
Ngoài ba triệu chứng phổ biến trên, bệnh nhân nhồi máu não có thể gặp các dấu hiệu khác, bao gồm:
- Giảm hoặc mất cảm giác ở nửa người.
- Khó nuốt.
- Chóng mặt, buồn nôn, hoặc nôn mửa.
- Mất thăng bằng, đi lại khó khăn.
- Mù một mắt hoặc mất thị lực một phần (bán manh).
- Đau đầu.
- Co giật.
- Hôn mê.
Nhận biết và can thiệp sớm khi xuất hiện các triệu chứng này sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và tăng khả năng phục hồi cho bệnh nhân.
Triệu chứng nhận biết đột quỵ thiếu máu não
Phương pháp chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não
1. Chẩn đoán lâm sàng
Khi xuất hiện các triệu chứng đột ngột như liệt mặt, nói khó, hoặc liệt tay, đặc biệt ở người có tiền sử bệnh nền như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc người lớn tuổi, cần đưa ngay đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đặc hiệu. Tránh đưa bệnh nhân đến những nơi không đủ điều kiện vì có thể làm mất thời gian vàng trong cấp cứu, dẫn đến nguy cơ hoại tử não.
Thời gian cấp cứu càng nhanh, cơ hội phục hồi càng cao. Việc can thiệp sớm đóng vai trò quyết định đến khả năng hồi phục và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng.
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
- Chụp CT não: Đây là phương pháp thường được chỉ định đầu tiên nhằm loại trừ xuất huyết não hoặc các nguyên nhân khác. Trong một số trường hợp, có thể phát hiện sớm hình ảnh nhồi máu não.
- Chụp mạch máu CT (CTA): Được sử dụng để xác định tắc nghẽn ở các mạch máu lớn, hỗ trợ quyết định điều trị lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Được thực hiện để chẩn đoán chi tiết hơn. Tuy nhiên, MRI thường mất nhiều thời gian và có thể làm chậm quá trình điều trị trong thời gian vàng, vì vậy thường được thực hiện sau khi đã chụp CT.
Chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cần căn cứ trên các xét nghiệm
Đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ nhồi máu não
Những người có nguy cơ cao bị nhồi máu não thường bao gồm:
- Người có tiền sử bệnh nền như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch máu não, hoặc rối loạn đông máu.
- Người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
- Người béo phì, ít vận động, có hàm lượng cholesterol cao.
- Những người thường xuyên căng thẳng, lo âu kéo dài.
Ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ nếu duy trì các thói quen sống không lành mạnh.
Một số yếu tố gây đột quỵ
Đột quỵ nhồi máu não nguy hiểm như thế nào?
Đột quỵ nhồi máu não có thể gây biến chứng:
- Liệt vận động: Người bệnh có thể bị liệt nửa người, liệt chân hoặc tay, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của gia đình. Việc nằm lâu một chỗ còn dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu, loét da, hoặc ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Để hỗ trợ phục hồi, người nhà cần giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng và vệ sinh cá nhân thường xuyên.
- Rối loạn ngôn ngữ: Di chứng này khiến người bệnh nói ngọng, nói ít, hoặc không thể nói. Nguyên nhân là do vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ bị tổn thương nghiêm trọng.
- Suy giảm nhận thức: Người bệnh có thể suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ hoàn toàn. Việc phục hồi nhận thức thường kéo dài và khó trở lại trạng thái minh mẫn như trước, đặc biệt với những công việc đòi hỏi trí tuệ cao.
- Rối loạn thị giác: Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng mờ mắt ở một hoặc cả hai bên sau cơn nhồi máu não. Đây là hiện tượng rối loạn thị giác phổ biến.
- Rối loạn tiểu tiện: Người bệnh có thể không kiểm soát được việc đại tiện hoặc tiểu tiện. Nếu không được vệ sinh đúng cách, tình trạng này dễ dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu, làm tăng nguy cơ biến chứng.
Việc nhận biết sớm các triệu chứng và thực hiện đúng các phương pháp điều trị, chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống sau bệnh.
Những con số thống kê về mức độ nguy hiểm của đột quỵ nhồi máu não
1. Sử dụng thuốc aspirin và các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu
Aspirin cùng các loại thuốc chống ngưng tập tiểu cầu là lựa chọn điều trị phổ biến cho phần lớn bệnh nhân nhồi máu não, ngoại trừ những trường hợp không dung nạp hoặc dị ứng với aspirin. Trong một số trường hợp cụ thể, heparin và các thuốc chống đông máu được chỉ định, nhất là khi bệnh nhân bị rung nhĩ hoặc bệnh van tim. Thuốc này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
2. Sử dụng thuốc hạ huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố hàng đầu gây nhồi máu não. Do đó, kiểm soát huyết áp không chỉ cần thiết cho bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp mà còn rất quan trọng đối với những người đã trải qua cơn nhồi máu não.
3. Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Đối với bệnh nhân có bệnh lý nền là đái tháo đường, việc kiểm soát đường huyết là ưu tiên hàng đầu. Theo khuyến cáo, mức HbA1c cần được duy trì dưới 7% nhằm giảm nguy cơ biến chứng và tái phát nhồi máu não.
4. Điều trị tiêu huyết khối
Phương pháp tiêu huyết khối là cách điều trị đặc hiệu dành cho các trường hợp nhồi máu não cấp tính. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả khi được thực hiện trong "thời gian vàng" – tối đa 4,5 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện và chỉ áp dụng cho những bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chí y khoa.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các biện pháp tiêu huyết khối phù hợp với tình trạng đột quỵ
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não
Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân cần thời gian dài để phục hồi. Dưới đây là một số gợi ý cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não:
- Vệ sinh cá nhân:
Bệnh nhân nhồi máu não có nguy cơ cao bị liệt, gây khó khăn trong việc tự thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu. Người chăm sóc cần hỗ trợ bệnh nhân trong việc tắm rửa, thay quần áo và lau sạch sau mỗi lần đi vệ sinh để đảm bảo vệ sinh.
- Ngăn ngừa lở loét da:
Tình trạng lở loét do nằm lâu thường xảy ra ở các khu vực chịu áp lực lớn như lưng, mông, gót chân. Để giảm nguy cơ này, người chăm sóc cần thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân (mỗi 2 giờ), sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước, kết hợp xoa bóp các vùng da dễ bị tổn thương để kích thích lưu thông máu.
- Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và ngăn ngừa tái phát đột quỵ nhồi máu não. Nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C và kali như bưởi, cam, quýt, chuối, rau xanh đậm, giàu chất xơ như bông cải xanh, cải bó xôi giúp giảm cholesterol. Ngoài ra, cũng nên thay thế bằng các loại chất béo lành mạnh như dầu thực vật, dầu cá, dầu vừng.
Hạn chế cho người bệnh ăn muối và thực phẩm chứa nhiều muối, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng. Ngoài ra, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ưu tiên thức ăn dạng lỏng như cháo, súp để dễ tiêu hóa. Điều này giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
Một số thực phẩm người bị đột quỵ nên ăn hàng ngày
Tạm kết
Đột quỵ nhồi máu não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Mong rằng nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu và biết cách xử lý tốt nhất các ca đột quỵ nhồi máu não.
-
Bị xuất huyết não nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi sau xuất huyết... -
Thuốc trị thiếu máu não: Dùng sao cho đúng? Những lưu ý của chuyên gia
Thiếu máu não nên uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi căn... -
Thuốc chống đột quỵ là gì? Chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng chuẩn ít người biết
Đột quỵ xảy ra khi các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến... -
Huyết áp thấp gây đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có huyết áp cao mới dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng trên... -
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ: Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 5 lần. Vì sao hút thuốc lá... -
Đột quỵ liệt nửa người có phục hồi được không?
Liệt nửa người là di chứng nặng nề của đột quỵ. Nhiều người băn khoăn đột quỵ liệt nửa người... -
Tầm soát đột quỵ và những điều lưu ý quan trọng ai cũng cần phải biết
Đột quỵ hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác. Việc... -
Khi nào nên phẫu thuật xuất huyết não? Lưu ý quan trọng từ bác sĩ chuyên khoa
Xuất huyết não có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi nào nên phẫu thuật... -
Top 14 thực phẩm tăng cường lưu thông máu cho hệ tuần hoàn khỏe mạnh
Lưu thông máu kém có thể phát sinh do nhiều yếu tố như bệnh động mạch ngoại biên, tiểu đường,... -
9 bài thuốc ngâm chân hỗ trợ điều trị đột quỵ tăng cường lưu thông máu
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng